Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Caltech (Mỹ) đã phát triển một chiếc máy ảnh CUSP có khả năng chụp tới 70 nghìn tỷ hình ảnh mỗi giây. Chiếc máy này đã phá vỡ kỷ lục trước đó vào năm 2018 với chiếc máy T-CUP chụp 10 nghìn tỷ hình ảnh mỗi giây.
Bước đột phá này là sự phát triển từ công nghệ "trillion+ fps" từ Caltech, là một dạng Compressed Ultrafast Photography (CUP - chụp ảnh nén siêu nhanh). Đến giờ nó đã được gọi là CUSP - Compressed Ultrafast Spectral Photography. Nó xuất phát từ ý định chụp lại hình ảnh rung động nơ ron thần kinh và sóng xung kích.
Người đứng đầu dự án là Lihong Wang, CUSP kết hợp một tia laser phát ra các xung ánh sáng laser ngắn chỉ tồn tại một phần nghìn tỷ giây với quang học phá vỡ từng xung riêng lẻ thành một chuỗi các xung ánh sáng thậm chí ngắn hơn, mỗi xung có khả năng tạo ra một hình ảnh trong máy.
Trong ảnh GIF mô tả bên dưới (bạn có thể tải video đầy đủ tại đây), một xung ánh sáng được truyền qua một nhóm chữ cái và được chụp trên 2 máy siêu nhanh: T-CUP (trái) 10 nghìn tỷ khung hình/giây, CUSP (phải) 70 nghìn tỷ khung hình/giây. Mỗi xung chỉ kéo dài 1.5 picoseconds (1 phần nghìn tỷ giây).
Công nghệ này sẽ được sử dụng để ghi lại các hiện tượng xảy ra với thời gian cực ngắn như phản ứng hạt nhân, sự phân rã huỳnh quang các phân tử hoặc sự chuyển động của sóng ánh sáng. Mặc dù điều này cũng có thể với chiếc máy ảnh siêu tốc độ T-CUP trước đó, nhưng giờ đây máy mới CUSP tăng lên tới 7 lần hứa hẹn sẽ tiết lộ thêm nhiều hiện tượng mà trước đây không thể biết được.
Để tìm hiểu chuyên sâu thêm, bạn có thể truy trập trang web của Caltech: https://www.caltech.edu/about/news/new-ultrafast-camera-takes-70-trillion-pictures-second