Chụp dịch vụ và sự kiện trải dài nhiều trường hợp sử dụng, từ chụp chân dung theo yêu cầu đến các sự kiện lớn hơn như chụp đám cưới hoặc hội nghị. Dù có rất nhiều kịch bản chụp có thể xảy ra, nhưng nó cũng có một số yêu cầu kỹ thuật chung. Bạn sẽ cần một máy ảnh với hệ thống lấy nét tự động tốt, có thể hoạt động hiệu quả ngay trong điều kiện ánh sáng yếu. Chất lượng hình ảnh tốt ở cài đặt độ nhạy ISO trung bình/cao là điều bắt buộc và ảnh xuất ra khỏi máy có màu sắc đẹp giúp ích cho bạn rất nhiều ở khâu hậu kỳ.
Không chỉ vậy, gần đây những người chụp dịch vụ ngày càng được yêu cầu quay video cùng với chụp ảnh. Vì vậy, lựa chọn của Camera Box ở bài này sẽ giúp bạn chọn lựa ra những máy mà bạn sẽ tự tin chụp cả ảnh tĩnh và video có độ phân giải cao.
Sony a7 III là một trong những máy ảnh full-frame nhỏ nhất và có giá tốt nhất trên thị trường. Nó được đánh giá cao về độ phân giải, tốc độ, tính năng nâng cao cho các nhiếp ảnh gia và cả quay phim ở nhiều thể loại.
Báng tay cầm của a7 III rất tốt, chắc chắn và phù hợp với các ống kính nhỏ, nhưng ở ống kính lớn hơn có thể cảm thấy không cân bằng. Các menu và tùy chỉnh vẫn phức tạp, nhưng rất rộng và nhiều hỗ trợ nâng cao. Màn hình cảm ứng không được đánh giá cao và độ phân giải của khung ngắm hơi thấp một chút so với những thiết bị tương đương hiện nay, nhưng pin đã được cải tiến tốt hơn với 710 ảnh trên mỗi lần sạc.
Hệ thống lấy nét tự động của a7 III được nâng cấp từ máy a9 thể thao chuyên nghiệp của Sony, có 693 điểm AF theo pha bao phủ 93% khung hình. Hệ thống theo dõi các đối tượng trên khung hình còn đáng tin cậy hơn so với a7R III của Sony, và công nghệ Eye AF cải tiến mới - lợi thế trong chụp ảnh chân dung, giúp giữ điểm lấy nét cố định trên mắt của chủ thể. Với hiệu suất lấy nét tự động tuyệt vời ngay cả khi đang chụp tốc độ cao 10 khung hình mỗi giây, a7 III xứng đáng ngồi chung mâm với các máy ảnh thể thao.
Sức mạnh ấn tượng của a7 III làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ thứ gì bạn muốn chụp ảnh.
A7 III có chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Đây là một trong những máy ảnh chụp ánh sáng yếu nhất tốt nhất trên thị trường hiện nay, và ảnh chụp ban ngày cũng rất tuyệt vời với dải tần nhạy sáng rộng của cảm biến mới. Ảnh JPEG của Sony đã được cập nhật với nhiều màu sắc dễ chịu hơn và nó là tiêu chuẩn được đem ra so sánh về giảm nhiễu và độ sắc nét.
Dựa trên những thử nghiệm mới nhất, a7 III là máy ảnh ống-kính-thay-đổi-được của Sony có khả năng quay video tốt nhất tại thời điểm hiện tại. Nó cung cấp video 4K cực kỳ chi tiết và sử dụng cảm biến đầy đủ khi quay ở 24p (crop 1,2x khi quay 30p nhưng chi tiết vẫn tuyệt vời). Bạn nhận được rất nhiều hỗ trợ quay, bao gồm cả focus peaking (làm sáng vùng nét) và zebra exposure (hiển thị vùng cháy sáng), bạn cũng có được các Log profiles giúp ích tuyệt vời cho phần hậu kỳ. Hiện tượng Rolling shutter (màn trập lăn) được kiểm soát tốt và có thêm khả năng quay phim slow-motion Full HD.
Rõ ràng Sony a7 III đã đặt ra một chuẩn mực mới cho những gì một chiếc máy ảnh full-frame có thể làm được ở mức giá này. Trừ khi bạn cần nhiều megapixel hơn cho các bản in lớn hoặc tốc độ chụp nhanh hơn cho các môn thể thao đòi hỏi khắt khe, sức mạnh ấn tượng của a7 III làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ thứ gì bạn muốn chụp ảnh.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Sony Alpha a7 III:
https://camerabox.vn/thiet-bi/sony-may-anh-mirrorless/sony-alpha-a7-iii.html
{{sony_a7iii}}
Bốn năm sau người tiền nhiệm Mark III ra mắt, Canon phát hành EOS 5D Mark IV. Mặc dù bản cập nhật mới nhất này mang tính tiến hóa hơn là mang tính cách mạng, nhưng Mark IV vẫn là 5D tinh tế nhất, và là một công cụ cực kỳ linh hoạt và có sức mạnh ấn tượng.
Hiệu suất thao tác sử dụng cao của DSLR nói chung và 5D nói riêng đã được khẳng định qua hàng thập kỷ. Nhưng ở 5D Mark IV vẫn có những cải tiến mới làm làm người dùng thích thú hơn nữa. Màn hình cảm ứng tuyệt vời với giao diện nổi bật của Canon, cung cấp cho người dùng một phương tiện bổ sung (và rất hữu ích) tương tác với máy ảnh. Tuy nhiên, điều khiển tùy chỉnh người dùng tiếp tục bị giới hạn, có nghĩa là bạn có thể khó thiết lập tùy chỉnh nút theo sở thích chính xác của mình.
Chất lượng hình ảnh của 5D Mark IV khó tìm lỗi. Mặc dù dải tần nhạy sáng của nó vẫn không phải là tốt nhất trong phân khúc, Canon đã có những bước tiến ấn tượng, độ phân giải đã gia tăng và duy trì hiệu suất ISO cao tuyệt vời. Chụp ảnh Raw sẽ cho phép bạn có được tất cả những lợi ích của công nghệ cảm biến mới này, và trong khi JPEG tiếp tục cho thấy màu sắc dễ chịu được nhiều người yêu thích. Ảnh có độ chi tiết khả năng khử nhiễu tuyệt vời, thậm chí bạn có thể chụp sao đêm ngay cả khi chụp cầm tay mà không cần đến chân máy.
Hệ thống AF được cập nhật của 5D IV hiện cung cấp phạm vi phủ sóng dọc tối đa 24%. Điểm trung tâm bây giờ có độ nhạy xuống tới -3EV. Như trước đây, hệ thống theo dõi thông minh (Intelligent Tracking & Recognition) của Canon vẫn còn chậm hơn theo dõi 3D của Nikon khi theo dõi đối tượng chuyển động hoặc khuôn mặt, đôi lúc lấy nét sai (như đã thấy với 1D X II). Tuy nhiên, hệ thống vẫn hoạt động tốt nếu bạn có thể tự mình lấy điểm AF.
Điểm nhấn thực sự ở đây là Dual Pixel AF ở chế độ Live View, cung cấp chức năng tự động lấy nét nhanh và chính xác để chụp ảnh tĩnh (ngay cả khi chụp liên tục tốc độ cao), cũng như lấy nét chính xác trong khi quay video, giúp những người làm video dạng vừa-chạy-vừa-quay dễ dàng hơn.
Mark IV là 5D tinh tế nhất, là một công cụ cực kỳ linh hoạt và có sức mạnh ấn tượng.
Nói về video, 5D IV cũng quay được video 4K/30p, nhưng với một hệ số crop 1.64x khổng lồ làm khung hình thu hẹp khá nhiều. Hiện tượng màn trập lăn (rolling shutter) đáng kể cũng có nghĩa là các đường thẳng đứng bị lệch và rất nhiều "hiệu ứng jello", có thể hạn chế tiện ích trích xuất ảnh tĩnh từ cảnh quay 4K. Bên cạnh đó, video định dạng Motion JPEG đòi hỏi bạn phải có thẻ nhớ nhanh nhất (và lớn nhất) để có thể lưu trữ được nó. Giống như Mark III, chiếc 5D mới này có giắc cắm tai nghe và mic nhưng lại thiếu các công cụ hỗ trợ video hữu ích như focus peaking (làm sáng vùng nét), zebra exposure (hiển thị vùng cháy sáng), hoặc Log profiles. Tuy nhiên nó có khả năng quay video HDR 1080/30p.
Trong khi 5D Mark IV không phải là bước đột phá trong ngành công nghiệp máy ảnh như những người tiền nhiệm, nó vẫn là một "con ngựa chiến" mạnh mẽ đáng tin cậy với những cải tiến rất tốt, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tính năng và hiệu suất của các chuyên gia để trở thành chiếc máy ảnh duy nhất để chụp mọi thứ.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV
https://camerabox.vn/thiet-bi/canon-may-anh-dslr/canon-eos-5d-mark-iv.html
{{canon_eos5dmkiv}}
Nikon D850 là một máy ảnh DSLR full-frame chuyên nghiệp. Trái tim của nó là một cảm biến BSI CMOS hoàn toàn mới 45,7MP. Cảm biến này cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt vời trong phạm vi ISO, và duy trì cài đặt ISO 64 hữu ích từ phiên bản D810 trước đó cho dải tần nhạy sáng rộng.
Tay nắm của D850 đã được thiết kế lại trở nên mỏng hơn và sâu hơn, làm cho chiếc máy có khả năng chống chịu thời tiết này rất thoải mái để nắm giữ. Cần điều khiển AF mới ở mặt sau giúp bạn tận dụng tối đa hệ thống lấy nét tự động 153 điểm được thừa hưởng từ chiếc D5, và D850 có khả năng bắn ở tốc độ 7 khung hình/giây (9 khung hình/giây khi gắn pin và grip chuyên dụng). Cơ cấu màn trập đã được thiết kế lại đã khắc phục được các vấn đề về gương/màn trập từng xuất hiện trên D810.
Hệ thống AF 153 điểm giúp D850 trở thành một chiếc máy cực kỳ linh hoạt, cho phép bạn chụp các môn thể thao rất hiệu quả như một chiếc máy ảnh thể thao chuyên nghiệp. Nhược điểm duy nhất là chế độ theo dõi 3D của D850, hoạt động rất tốt khi chụp đơn, nhưng có thể bị treo trong khi chụp liên tục tốc độ cao. Có thể chuyển sang lấy nét vùng hoặc lấy nét đơn để khắc phục vấn đề này. Nhận dạng khuôn mặt khi sử dụng khung ngắm, đặc biệt là AF tự động, vẫn là điểm mạnh của Nikon.
D850 là chiếc máy ảnh DSLR toàn diện nhất hiện có trên thị trường.
Chất lượng hình ảnh từ D850 thật ấn tượng. ISO cơ bản 64 cho phép D850 mang ra so sánh với vài máy ảnh Medium format về dải tần nhạy sáng, và nhiễu sáng vẫn được kiểm soát tốt ở ISO cao. Ảnh JPEG đã được tinh chỉnh, cung cấp màu sắc dễ chịu và độ sắc nét cũng như giảm nhiễu tốt hơn.
D850 có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của những người cần một máy quay video chuyên nghiệp, nhưng Nikon đã làm việc chăm chỉ để tăng cường các tính năng của nó. Đây là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên của Nikon có khả năng quay video 4K sử dụng toàn bộ cảm biến và có các tùy chọn 1080p slow-motion. D850 cũng có hỗ trợ focus peaking (làm sáng vùng nét) và zebra (hiển thị vùng cháy sáng), nhưng các chức năng này bị tắt khi quay 4K. Vấn đề lớn nhất gây rắc rối cho Nikon vào thời điểm này là hiệu suất lấy nét tự động kém ở chế độ live view và video, điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn của D850 đối với những người hay làm phim dạng vừa-chạy-vừa-quay.
D850 theo đánh giá của nhiều chuyên gia là chiếc DSLR toàn diện nhất năm 2017. Nó là một máy ảnh khá linh hoạt, khi được sử dụng đúng cách, có thể mang lại hình ảnh hàng đầu. ISO 64 cung cấp dải tần nhạy sáng rộng và chất lượng hình ảnh tuyệt vời, hệ thống lấy nét tự động của D850 mang lại độ chính xác ấn tượng, ngay cả ở 46MP. Là một chiếc DSLR cỡ lớn, D850 vẫn là một lựa chọn cồng kềnh, và mặc dù video đã được cải thiện, nó có thể được cải thiện tốt hơn nữa. Mang theo một vài thiếu sót nhưng D850 vẫn rất mạnh mẽ và làm cho nhiều người chọn nó làm chiếc máy duy nhất để chụp tất cả các thể loại.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Nikon D850
https://camerabox.vn/thiet-bi/nikon-may-anh-dslr/nikon-d850.html
{{nikon_d850}}
Di chuyển nhanh tới máy ảnh được giới thiệu trong bài:
Sony Alpha a7 III
Phát hiện pha trên cảm biến | Cảm biến 24MP BSI CMOS full-frame | Ổn định hình ảnh trong thân máySony a7 III là một trong những máy ảnh full-frame nhỏ nhất và có giá tốt nhất trên thị trường. Nó được đánh giá cao về độ phân giải, tốc độ, tính năng nâng cao cho các nhiếp ảnh gia và cả quay phim ở nhiều thể loại.
Báng tay cầm của a7 III rất tốt, chắc chắn và phù hợp với các ống kính nhỏ, nhưng ở ống kính lớn hơn có thể cảm thấy không cân bằng. Các menu và tùy chỉnh vẫn phức tạp, nhưng rất rộng và nhiều hỗ trợ nâng cao. Màn hình cảm ứng không được đánh giá cao và độ phân giải của khung ngắm hơi thấp một chút so với những thiết bị tương đương hiện nay, nhưng pin đã được cải tiến tốt hơn với 710 ảnh trên mỗi lần sạc.
Hệ thống lấy nét tự động của a7 III được nâng cấp từ máy a9 thể thao chuyên nghiệp của Sony, có 693 điểm AF theo pha bao phủ 93% khung hình. Hệ thống theo dõi các đối tượng trên khung hình còn đáng tin cậy hơn so với a7R III của Sony, và công nghệ Eye AF cải tiến mới - lợi thế trong chụp ảnh chân dung, giúp giữ điểm lấy nét cố định trên mắt của chủ thể. Với hiệu suất lấy nét tự động tuyệt vời ngay cả khi đang chụp tốc độ cao 10 khung hình mỗi giây, a7 III xứng đáng ngồi chung mâm với các máy ảnh thể thao.
Ưu điểm:
- Chất lượng hình ảnh tổng thể tuyệt vời
- Hiệu suất AF ấn tượng
- Thời lượng pin tuyệt vời
Nhược điểm:
- Menu tương đối phức tạp
- Màn hình cảm ứng chưa hỗ trợ đầy đủ chức năng
- Độ phân giải của kính ngắm hơi thấp
Sức mạnh ấn tượng của a7 III làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ thứ gì bạn muốn chụp ảnh.
A7 III có chất lượng hình ảnh tuyệt vời. Đây là một trong những máy ảnh chụp ánh sáng yếu nhất tốt nhất trên thị trường hiện nay, và ảnh chụp ban ngày cũng rất tuyệt vời với dải tần nhạy sáng rộng của cảm biến mới. Ảnh JPEG của Sony đã được cập nhật với nhiều màu sắc dễ chịu hơn và nó là tiêu chuẩn được đem ra so sánh về giảm nhiễu và độ sắc nét.
Dựa trên những thử nghiệm mới nhất, a7 III là máy ảnh ống-kính-thay-đổi-được của Sony có khả năng quay video tốt nhất tại thời điểm hiện tại. Nó cung cấp video 4K cực kỳ chi tiết và sử dụng cảm biến đầy đủ khi quay ở 24p (crop 1,2x khi quay 30p nhưng chi tiết vẫn tuyệt vời). Bạn nhận được rất nhiều hỗ trợ quay, bao gồm cả focus peaking (làm sáng vùng nét) và zebra exposure (hiển thị vùng cháy sáng), bạn cũng có được các Log profiles giúp ích tuyệt vời cho phần hậu kỳ. Hiện tượng Rolling shutter (màn trập lăn) được kiểm soát tốt và có thêm khả năng quay phim slow-motion Full HD.
Rõ ràng Sony a7 III đã đặt ra một chuẩn mực mới cho những gì một chiếc máy ảnh full-frame có thể làm được ở mức giá này. Trừ khi bạn cần nhiều megapixel hơn cho các bản in lớn hoặc tốc độ chụp nhanh hơn cho các môn thể thao đòi hỏi khắt khe, sức mạnh ấn tượng của a7 III làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho bất kỳ thứ gì bạn muốn chụp ảnh.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Sony Alpha a7 III:
https://camerabox.vn/thiet-bi/sony-may-anh-mirrorless/sony-alpha-a7-iii.html
{{sony_a7iii}}
Canon EOS 5D Mark IV
Cảm biến 30.4MP full-frame CMOS | Dual Pixel AF | Quay video 4K/30pBốn năm sau người tiền nhiệm Mark III ra mắt, Canon phát hành EOS 5D Mark IV. Mặc dù bản cập nhật mới nhất này mang tính tiến hóa hơn là mang tính cách mạng, nhưng Mark IV vẫn là 5D tinh tế nhất, và là một công cụ cực kỳ linh hoạt và có sức mạnh ấn tượng.
Hiệu suất thao tác sử dụng cao của DSLR nói chung và 5D nói riêng đã được khẳng định qua hàng thập kỷ. Nhưng ở 5D Mark IV vẫn có những cải tiến mới làm làm người dùng thích thú hơn nữa. Màn hình cảm ứng tuyệt vời với giao diện nổi bật của Canon, cung cấp cho người dùng một phương tiện bổ sung (và rất hữu ích) tương tác với máy ảnh. Tuy nhiên, điều khiển tùy chỉnh người dùng tiếp tục bị giới hạn, có nghĩa là bạn có thể khó thiết lập tùy chỉnh nút theo sở thích chính xác của mình.
Chất lượng hình ảnh của 5D Mark IV khó tìm lỗi. Mặc dù dải tần nhạy sáng của nó vẫn không phải là tốt nhất trong phân khúc, Canon đã có những bước tiến ấn tượng, độ phân giải đã gia tăng và duy trì hiệu suất ISO cao tuyệt vời. Chụp ảnh Raw sẽ cho phép bạn có được tất cả những lợi ích của công nghệ cảm biến mới này, và trong khi JPEG tiếp tục cho thấy màu sắc dễ chịu được nhiều người yêu thích. Ảnh có độ chi tiết khả năng khử nhiễu tuyệt vời, thậm chí bạn có thể chụp sao đêm ngay cả khi chụp cầm tay mà không cần đến chân máy.
Hệ thống AF được cập nhật của 5D IV hiện cung cấp phạm vi phủ sóng dọc tối đa 24%. Điểm trung tâm bây giờ có độ nhạy xuống tới -3EV. Như trước đây, hệ thống theo dõi thông minh (Intelligent Tracking & Recognition) của Canon vẫn còn chậm hơn theo dõi 3D của Nikon khi theo dõi đối tượng chuyển động hoặc khuôn mặt, đôi lúc lấy nét sai (như đã thấy với 1D X II). Tuy nhiên, hệ thống vẫn hoạt động tốt nếu bạn có thể tự mình lấy điểm AF.
Điểm nhấn thực sự ở đây là Dual Pixel AF ở chế độ Live View, cung cấp chức năng tự động lấy nét nhanh và chính xác để chụp ảnh tĩnh (ngay cả khi chụp liên tục tốc độ cao), cũng như lấy nét chính xác trong khi quay video, giúp những người làm video dạng vừa-chạy-vừa-quay dễ dàng hơn.
Ưu điểm:
- Chụp 7 khung hình/giây
- Hiệu suất ISO cao ấn tượng
- Dual Pixel AF tuyệt vời trong cả ảnh tĩnh lẫn video
- Màn hình cảm ứng nhanh nhạy
- Hỗ trợ kết nối Wi-Fi, NFC, GPS
Nhược điểm:
- Video 4K có hệ số crop 1.64x khổng lồ và bị ảnh hưởng màn trập lăn (rolling shutter)
- Hệ thống theo dõi thông minh chưa thực sự tốt
Mark IV là 5D tinh tế nhất, là một công cụ cực kỳ linh hoạt và có sức mạnh ấn tượng.
Nói về video, 5D IV cũng quay được video 4K/30p, nhưng với một hệ số crop 1.64x khổng lồ làm khung hình thu hẹp khá nhiều. Hiện tượng màn trập lăn (rolling shutter) đáng kể cũng có nghĩa là các đường thẳng đứng bị lệch và rất nhiều "hiệu ứng jello", có thể hạn chế tiện ích trích xuất ảnh tĩnh từ cảnh quay 4K. Bên cạnh đó, video định dạng Motion JPEG đòi hỏi bạn phải có thẻ nhớ nhanh nhất (và lớn nhất) để có thể lưu trữ được nó. Giống như Mark III, chiếc 5D mới này có giắc cắm tai nghe và mic nhưng lại thiếu các công cụ hỗ trợ video hữu ích như focus peaking (làm sáng vùng nét), zebra exposure (hiển thị vùng cháy sáng), hoặc Log profiles. Tuy nhiên nó có khả năng quay video HDR 1080/30p.
Trong khi 5D Mark IV không phải là bước đột phá trong ngành công nghiệp máy ảnh như những người tiền nhiệm, nó vẫn là một "con ngựa chiến" mạnh mẽ đáng tin cậy với những cải tiến rất tốt, đáp ứng những yêu cầu khắt khe về tính năng và hiệu suất của các chuyên gia để trở thành chiếc máy ảnh duy nhất để chụp mọi thứ.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Canon EOS 5D Mark IV
https://camerabox.vn/thiet-bi/canon-may-anh-dslr/canon-eos-5d-mark-iv.html
{{canon_eos5dmkiv}}
Nikon D850
Cảm biến 45.7MP full-frame | Hệ thống lấy nét tự động 153 điểm | Quay video 4KNikon D850 là một máy ảnh DSLR full-frame chuyên nghiệp. Trái tim của nó là một cảm biến BSI CMOS hoàn toàn mới 45,7MP. Cảm biến này cung cấp chất lượng hình ảnh tuyệt vời trong phạm vi ISO, và duy trì cài đặt ISO 64 hữu ích từ phiên bản D810 trước đó cho dải tần nhạy sáng rộng.
Tay nắm của D850 đã được thiết kế lại trở nên mỏng hơn và sâu hơn, làm cho chiếc máy có khả năng chống chịu thời tiết này rất thoải mái để nắm giữ. Cần điều khiển AF mới ở mặt sau giúp bạn tận dụng tối đa hệ thống lấy nét tự động 153 điểm được thừa hưởng từ chiếc D5, và D850 có khả năng bắn ở tốc độ 7 khung hình/giây (9 khung hình/giây khi gắn pin và grip chuyên dụng). Cơ cấu màn trập đã được thiết kế lại đã khắc phục được các vấn đề về gương/màn trập từng xuất hiện trên D810.
Hệ thống AF 153 điểm giúp D850 trở thành một chiếc máy cực kỳ linh hoạt, cho phép bạn chụp các môn thể thao rất hiệu quả như một chiếc máy ảnh thể thao chuyên nghiệp. Nhược điểm duy nhất là chế độ theo dõi 3D của D850, hoạt động rất tốt khi chụp đơn, nhưng có thể bị treo trong khi chụp liên tục tốc độ cao. Có thể chuyển sang lấy nét vùng hoặc lấy nét đơn để khắc phục vấn đề này. Nhận dạng khuôn mặt khi sử dụng khung ngắm, đặc biệt là AF tự động, vẫn là điểm mạnh của Nikon.
Ưu điểm:
- Chất lượng hình ảnh chưa từng có ở ISO 64
- Hệ thống AF qua khung ngắm tuyệt vời 153 điểm
- Chụp liên tục 7 khung hình/giây
- Dải tần nhạy sáng hàng đầu phân khúc
- Video 4K chất lượng tốt
Nhược điểm:
- Hệ thống không dây Snapbridge hoạt động không ổn định
- AF khi xem trực tiếp (live view) và AF quay phim chưa tốt
D850 là chiếc máy ảnh DSLR toàn diện nhất hiện có trên thị trường.
Chất lượng hình ảnh từ D850 thật ấn tượng. ISO cơ bản 64 cho phép D850 mang ra so sánh với vài máy ảnh Medium format về dải tần nhạy sáng, và nhiễu sáng vẫn được kiểm soát tốt ở ISO cao. Ảnh JPEG đã được tinh chỉnh, cung cấp màu sắc dễ chịu và độ sắc nét cũng như giảm nhiễu tốt hơn.
D850 có thể không phải là lựa chọn đầu tiên của những người cần một máy quay video chuyên nghiệp, nhưng Nikon đã làm việc chăm chỉ để tăng cường các tính năng của nó. Đây là chiếc máy ảnh DSLR đầu tiên của Nikon có khả năng quay video 4K sử dụng toàn bộ cảm biến và có các tùy chọn 1080p slow-motion. D850 cũng có hỗ trợ focus peaking (làm sáng vùng nét) và zebra (hiển thị vùng cháy sáng), nhưng các chức năng này bị tắt khi quay 4K. Vấn đề lớn nhất gây rắc rối cho Nikon vào thời điểm này là hiệu suất lấy nét tự động kém ở chế độ live view và video, điều này có thể làm giảm sự hấp dẫn của D850 đối với những người hay làm phim dạng vừa-chạy-vừa-quay.
D850 theo đánh giá của nhiều chuyên gia là chiếc DSLR toàn diện nhất năm 2017. Nó là một máy ảnh khá linh hoạt, khi được sử dụng đúng cách, có thể mang lại hình ảnh hàng đầu. ISO 64 cung cấp dải tần nhạy sáng rộng và chất lượng hình ảnh tuyệt vời, hệ thống lấy nét tự động của D850 mang lại độ chính xác ấn tượng, ngay cả ở 46MP. Là một chiếc DSLR cỡ lớn, D850 vẫn là một lựa chọn cồng kềnh, và mặc dù video đã được cải thiện, nó có thể được cải thiện tốt hơn nữa. Mang theo một vài thiếu sót nhưng D850 vẫn rất mạnh mẽ và làm cho nhiều người chọn nó làm chiếc máy duy nhất để chụp tất cả các thể loại.
Xem thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Nikon D850
https://camerabox.vn/thiet-bi/nikon-may-anh-dslr/nikon-d850.html
{{nikon_d850}}