Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy tốt nhất có giá dưới 30 triệu (Cập nhật 2020)

Nếu bạn thực sự nghiêm túc về nhiếp ảnh và có khả năng chi tiêu nhiều hơn một chút, bạn sẽ tìm thấy một số máy ảnh tuyệt vời trong phạm vi giá dưới 30 triệu. Đây là những chiếc máy APS-C cao cấp hoặc máy full-frame bình dân, khả năng tùy chỉnh rộng, hệ thống nhận diện đối tượng, theo dõi đối tượng và lấy nét chính xác mang đến chất lượng hình ảnh rất tốt.

Di chuyển nhanh tới máy ảnh được giới thiệu trong bài:

So sánh thông số kỹ thuật những máy này

 

Fujifilm X-T3

Cảm biến 26MP APS-C X-Trans BSI-CMOS | 4K/60p video | Màn hình cảm ứng lật 2 trục

X-T3 là máy ảnh không gương lật 26MP APS-C cao cấp, có thể chụp ảnh tĩnh chất lượng cao và quay video 4K/60p. X-T3 sở hữu khung ngắm điện tử độ phân giải cực cao 3.69 triệu điểm ảnh, có thể chụp liên tục 20 khung hình/giây. 2 khe cắm thẻ nhớ để lưu trữ an toàn.

X-T3 ngoài các vòng xoay điều khiển kiểu truyền thống, nó còn màn hình cảm ứng và các nút tùy chỉnh được bố trí hợp lý, giúp thao tác nhanh chóng. Bản lề màn hình cảm ứng có thể lật theo 2 hướng khá độc đáo, hỗ trợ chụp được nhiều góc khó, tuy nhiên nó không lật được 180 độ để chụp selfie hay tự quay vlog.
 
fujifilm x t3
Fujifilm X-T3 là một trong những máy ảnh APS-C tốt nhất từng được sản xuất và là một trong những máy ảnh toàn diện về cả ảnh tĩnh và video.

Hiệu suất AF đã được cải thiện rất nhiều, khả năng lấy nét tự động phát hiện mắt và theo dõi đối tượng đều đạt hiệu suất tốt (dù chưa phải là tốt nhất trên thị trường). Máy lấy nét nhanh với hầu hết các ống kính, và phản ứng nhanh với chủ thể là người. Thời lượng pin là 390 ảnh mỗi lần sạc, máy cũng có thể chuyển sang chế độ tiết kiệm năng lượng để chụp lâu hơn.

Cảm biến 26MP của X-T3 có độ chi tiết rất tốt và dải tần nhạy sáng rộng. Chất lượng hình ảnh tuyệt vời, ảnh RAW cũng rất chi tiết. Nhưng điều nhiều người quan tâm là máy có chế độ "Mô phỏng phim" cho ra những bức ảnh ấn tượng, làm nên thương hiệu Fujifilm.

X-T3 có thể quay video 4K 10-bit tuyệt vời ở cả UHD và DCI lên đến 60p. Màn hình cảm ứng điều khiển tách biệt chế độ ảnh tĩnh và video, giúp dễ dàng chuyển đổi nhanh khi cần. Cơ chế lấy nét tự động khi quay video khá hiệu quả và dễ dùng, nhưng máy không có ổn định hình ảnh (chống rung) sẽ hơi khó khăn cho các bạn quay video mà cầm trên tay.
 

Ưu điểm:

  • Ảnh JPEG và RAW tuyệt vời.
  • Nhiều tùy chọn điều khiển nút bấm hoặc cảm ứng dễ dàng.
  • Video 4K 10 bit chất lượng cao.


Nhược điểm:

  • Không có chế độ theo dõi đối tượng khi quay video.
  • Khi gắn ống kính F1.4, tốc độ lấy nét hơi chậm.
 
Xem thêm hình thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Fujifilm X-T3:
https://camerabox.vn/thiet-bi/fujifilm-may-anh-mirrorless/fujifilm-x-t3.html

{{fujifilm_xt3}}
 

Sony Alpha a7 II

Cảm biến 24MP full-frame CMOS | Chống rung 5 trục | 1080/60p video

Sony a7 II là máy ảnh không gương lật full frame thế hệ thứ 2 của Sony, nó có tuổi đời đã khá lâu (2014) nhưng vẫn được đánh giá cao. Sử dụng cảm biến 24.3MP, nó mang theo một loạt các tính năng chụp ảnh tĩnh và video mạnh mẽ.

Thân máy được xây dựng khá tốt, độ bám tay lớn giúp cầm nắm chắc chắn. Nó mang theo một loạt các nút có thể tùy chỉnh, nhưng khá nhỏ và rất tiếc là màn hình không có cảm ứng.

A7 II có hệ thống lấy nét tự động lai (Hybrid AF) hiệu quả. Cả AF đơn và liên tục đều khá nhanh, nhưng nó không có các chức năng đình đám như Real-time Tracking hay Eye AF xuất hiện trong các máy ảnh Sony đời mới. Thời lượng pin 350 ảnh mỗi lần chụp là không cao lắm, nhưng có thể sạc qua USB tiện lợi.
 
sony alpha a7 ii
A7 II là sự kết hợp mạnh mẽ giữa kích thước, giá cả và tính năng.

Cảm biến 24MP của Sony a7 II cho dải tần nhạy sáng rất tốt, chi tiết tốt, ít nhiễu khi chụp ảnh tĩnh cũng như quay phim. Máy có ổn định hình ảnh (chống rung) hỗ trợ chụp cầm tay dễ dàng.

Ngày ra mắt của a7 II là ngay trước thời điểm bùng nổ tính năng video 4K trên thị trường, cho nên nó vẫn chỉ giới hạn ở chế độ quay 1080p/60p. Tuy nhiên nó có nhiều hỗ trợ video, bao gồm chống rung, làm sáng vùng nét (focus peaking), cảnh báo vùng cháy sáng (zebra warnings), có cả cổng cắm mic và tai nghe. Video có thể ghi hoặc xuất ra 8-bit S-Log2. Hệ thống lấy nét khi quay video của a7 II khá cũ và không được đánh giá cao.

A7 II vẫn là một chiếc máy ảnh mạnh mẽ, nó cũng đã giảm giá đáng kể so với thời điểm ra mắt. Đây là một chiếc máy ảnh khó có đối thủ cạnh tranh lại về mức giá với những hiệu năng tương tự.
 

Ưu điểm:

  • Kích thước nhỏ và nhẹ đối với một máy ảnh full frame.
  • Có ổn định hình ảnh (chống rung).
  • Có thể sử dụng chức năng lấy nét tự động đối với ống kính ngàm A thông qua bộ chuyển ngàm.
  • Ảnh JPEG sắc nét và ít nhiễu.


Nhược điểm:

  • Hiệu suất ISO cao không bằng cách đối thủ full frame hiện nay.
  • Các nút bấm khá nhỏ.
  • Thời lượng pin thấp.
 
Xem thêm hình thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Sony Alpha a7 II:
https://camerabox.vn/thiet-bi/sony-may-anh-mirrorless/sony-alpha-a7-ii.html

{{sony_a7ii}}
 

Canon EOS RP

Cảm biến 26.2MP full-frame CMOS | Hệ thống lấy nét Dual Pixel AF | Màn hình LCD xoay lật đa chiều

EOS RP là máy ảnh không gương lật full frame giá bình dân của Canon, nó có cảm biến CMOS 26.2MP, hệ thống lấy nét Dual Pixel, giao diện người dùng thân thiện tương tự như dòng EOS-M và Rebel.

Kích thước của EOS RP khá nhỏ đối với một chiếc máy ảnh full frame, nhưng vẫn bố trí được báng tay cầm thoải mái và 2 vòng xoay điều khiển hợp lý. Màn hình cảm ứng của EOS RP có thể xoay lật 180 độ, hỗ trợ chụp selfie và tự quay vlog tốt.

EOS RP không có thông số kỹ thuật dẫn đầu thị trường, nhưng nó đồng đều và nhiều tính năng hữu ích. Eye AF (lấy nét tự động phát hiện mắt) giúp chụp ảnh người tốt, trừ trường hợp chủ thể di chuyển quá nhanh như trẻ em chạy nhảy. Khả năng theo dõi đối tượng cũng được đánh giá tốt, nhưng tốc độ chụp liên tục của EOS RP chỉ 5 khung hình/giây, các trường hợp chụp ảnh thể thao hơi khó khăn. Thời lượng pin thấp chỉ 250 ảnh mỗi lần sạc, rất may là có thể sạc qua USB.
 
canon eos rp
EOS RP là sự nỗ lực của Canon để tạo ra máy ảnh không gương lật full frame giá bình dân.

Chất lượng hình ảnh JPEG rất tốt, màu sắc hút mắt nhìn rất "sạch". Ảnh RAW 14 bit hữu ích để xử lý hậu kỳ, nhưng theo đánh giá người dùng thì nó có độ nhiễu cao hơn các đối thủ. Đây là một chiếc máy ảnh dành cho những người chụp chủ yếu bằng JPEG.

EOS RP không thực sự thích hợp để quay video. Nó có thể quay 4K/24p nhưng bị crop đáng kể, bị màn trập lăn (rolling shutter) và khả năng lấy nét tự động bị hạn chế. Khi chuyển qua chế độ quay 1080p thì tốt hơn, AF dễ dùng hơn, nhưng cảnh quay video thì hơi mềm (soft). Máy có một điểm cộng là chức năng ổn định hình ảnh kỹ thuật số.

Máy ảnh EOS RP có một mức giá khiêm tốn phù hợp với những chức năng của nó. Rõ ràng, Canon tin rằng chiếc máy này có ảnh JPEG hấp dẫn, dễ chụp, đủ để bù đắp cho các tính năng còn thiếu, và thực thế có vẻ người dùng cũng đồng ý với điều này (Canon EOS RP từng là máy ảnh bán chạy thứ 2 tại thị trường Nhật Bản).
 

Ưu điểm:

  • Chất lượng ảnh JPEG rất tốt, màu nịnh mắt.
  • Giao diện dễ sử dụng.
  • Có chức năng tự động phát hiện mắt người để bắt nét chính xác.


Nhược điểm:

  • Thời lượng pin thấp.
  • Quay video 4K bị cắt (crop) đáng kể.
  • Tốc độ chụp liên tục chậm.
 
Xem thêm hình thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Canon EOS RP:
https://camerabox.vn/thiet-bi/canon-may-anh-mirrorless/canon-eos-rp.html

{{canon_eos_rp}}
 

Nikon D750

Cảm biến 24MP full-frame CMOS | Hệ thống lấy nét 51 điểm | 1080/60p video

Nikon D750 là chiếc máy ảnh DSLR full frame đã hơn 6 năm tuổi nhưng vẫn được nhiều người ưa chuộng, bởi sự toàn diện về thông số kỹ thuật chụp ảnh cũng như quay video. 

Hệ thống lấy nét 51 điểm giống như trong những chiếc máy Nikon cao cấp hơn là D810 hay D4, tức là nó có thể lấy nét ở độ nhạy sáng -3 EV (cho phép lấy nét ở ánh sáng trăng).

D750 được thiết kế tốt với các điều khiển quen thuộc với bất kỳ ai đã sử dụng máy DSLR. Báng tay cầm có độ bám tay "vừa phải", màn hình LCD lật 90 độ hữu ích chụp các góc khó. Máy ảnh có 2 khe cắm thẻ, có cả cổng cắm mic và tai nghe.
 
nikon d750
D750 tự hào là một chiếc máy toàn diện cả về chụp ảnh và quay video.

D750 sở hữu bộ xử lý EXPEED 4 và độ nhạy sáng ISO tối đa tới 51200, tốc độ chụp liên tục 6.5 khung hình/giây. Cảm biến đo sáng 91.000-pixel RGB cùng với hệ thống AF cho phép lấy nét linh hoạt, có tính năng nhận diện khuôn mặt va chế độ 3D tracking giúp theo dõi đối tượng chính xác. Thời lượng pin của D750 lên đến 1230 ảnh mỗi lần sạc.

Chất lượng hình ảnh của D750 rất tuyệt vời, dải tần nhạy sáng rộng, ảnh ít bị nhiễu và ảnh RAW xử lý hậu kỳ tốt. Chất lượng hình ảnh khi chụp ở ánh sáng yếu thuộc đẳng cấp hàng đầu do mức độ nhiễu sáng thấp đáng kể.

Về khả năng video, D750 quay được tối đa 1080/60p, có các tính năng điều khiển log gamma "phẳng", zebra (hiển thị vùng sáng cháy), ISO tự động ở chế độ thủ công (manual), những điều này làm cho D750 trở thành một công cụ quay video mạnh mẽ. Chất lượng video từ D750 có chi tiết và màu sắc rất tốt. Ngoài ra nó còn được thêm điểm cộng là có thể quay time-lapse (với chức năng khử nháy - exposure smoothing).

Màn hình nghiêng và wi-fi được tích hợp sẵn là các tính năng được nhiều người thích thú, thân máy nhẹ cùng với độ bám tay được cải thiện giúp máy ảnh dễ cầm hơn so với các phiên bản trước. Nhìn chung, ở phân khúc này thật khó để có một chiếc máy ảnh có thể đánh bại Nikon D750 với các thông số và tính năng toàn diện.
 

Ưu điểm:

  • Khả năng chụp dưới ánh sáng yếu rất tốt.
  • AF tuyệt vời, đặc biệt là nhận dạng và theo dõi đối tượng.
  • Dải tần nhạy sáng rộng.


Nhược điểm:

  • Bộ nhớ đệm nhỏ.
  • Số lượng điểm AF cross-type giới hạn, chỉ tập trung ở phần trung tâm
  • AF kém khi ở chế độ xem trực tiếp (live view) và khi quay phim

Xem thêm hình thông số kỹ thuật đầy đủ của máy ảnh Nikon D750:
https://camerabox.vn/thiet-bi/nikon-may-anh-dslr/nikon-d750.html

{{nikon_d750}}

Bạn có thể quan tâm

Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy tốt nhất có giá trên 50 triệu (Cập nhật 2020)

Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy tốt nhất có giá trên 50 triệu (Cập nhật 2020)

Nếu bạn là một người đam mê và nghiêm túc với nhiếp ảnh, hoặc là một nhiếp ảnh gia làm việc chuyên nghiệp, bạn sẽ cần...
  •   03-tháng 08-2018
Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy tốt nhất có giá dưới 50 triệu (Cập nhật 2020)

Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy tốt nhất có giá dưới 50 triệu (Cập nhật 2020)

Với mức giá 50 triệu, bạn đã có thể tiếp cận những chiếc máy full-frame chuyên nghiệp với chất lượng ảnh cao và khả năng...
  •   03-tháng 08-2018
Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy để chụp phong cảnh, thiên nhiên (Cập nhật 2020)

Tư vấn chọn mua máy ảnh: Máy để chụp phong cảnh, thiên nhiên (Cập nhật 2020)

Những người chụp ảnh phong cảnh thường có bộ máy ảnh riêng với yêu cầu khắt khe của họ. Về mặt chất lượng hình ảnh, một...
  •   31-tháng 07-2018


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây