Cùng với việc giới thiệu chiếc máy ảnh mirrorless full frame Sigma fp nhỏ nhất thế giới đêm qua, Sigma đã công bố ba ống kính như đã hé lộ trước đó, bao gồm Sigma 14-24mm F2.8, 35mm F1.2, và 45mm F2.8 DG DN được thiết kế cho máy ảnh ngàm L và ngàm Sony E.
Ba ống kính bổ sung những tùy chọn hấp dẫn, hứa hẹn mang lại hiệu suất cao nhất với mức giá "dễ chịu" hơn các ống kính GM của Sony hay ống kính ngàm L nổi tiếng của Leica.
Ống kính Art đầu tiên trong số hai ống kính được thiết kế dành riêng cho máy ảnh mirrorless full frame (các ống kính trước đó thiết kế lại từ phiên bản dành cho DSLR), Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art là ống kính góc siêu rộng phù hợp chụp ảnh kỷ yếu.
Được cấu tạo với 11 lá khẩu tròn, cấu trúc quang học gồm 18 thấu kính trong 13 nhóm, bao gồm một thấu kính FLD, năm thấu kính SLD và ba thấu kính phi cầu để khử quang sai, giảm méo ảnh. Ống kính hứa hẹn mang lại "độ phân giải đáng kinh ngạc".
14-24mm F2.8 có lớp phủ Nano Porous (NPC) giúp giảm hiện tượng lóa và có độ tương phản tốt ngay cả trong điều kiện ngược sáng nặng. Thiết kế chống bụi, chống ẩm, filter gắn sau có khóa chống rơi.
Ảnh chụp từ Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art:
Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào đầu tháng 8 năm 2019 với giá 1.400 USD.
Ống kính Art thứ hai là Sigma 35mm F1.2 DG DN có khẩu độ cực lớn, F1.2 đầu tiên của Sigma và cũng là ống kính khẩu F1.2 đầu tiên cho hệ thống full frame ngàm E cũng như ngàm L.
35mm F1.2 Art có cấu trúc quang học 17 thấu kính trong 12 nhóm, bao gồm ba thấu kính SLD và ba thấu kính phi cầu, trong đó có một thấu kính phi cầu hai mặt. Giống như 14-24mm, ống kính này hứa hẹn độ phân giải rất cao mà theo tuyên bố của Sigma có thể phù hợp với những máy ảnh trên 50MP. Và nó cũng được trang bị 11 lá khẩu tròn.
Ngoài ra, ống kính sử dụng động cơ Hyper Sonic Motor (HSM) lớn và hệ thống lấy nét dây để điều khiển chính xác khi lấy nét tay.
Ảnh chụp từ Sigma 35mm F1.2 DG DN Art:
Sigma 35mm F1.2 DG DN Art sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào cuối tháng 7 năm 2019 với giá 1.500 USD.
Ống kính cuối cùng trong buổi giới thiệu này là Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary, nó có giá thấp nhất vì không thuộc dòng Art hiệu suất cao. Được thiết kế để trở thành một ống kính hợp lý trong dòng mirrorless full frame mới, cân bằng về kích thước và hiệu suất, trong một thiết kế retro với vòng xoay kiểu cổ điển.
45mm F2.8 có 7 lá khẩu, cấu trúc quang học gồm 8 thấu kính trong 7 nhóm. Không có các thấu kính đặc biệt nào, nhưng nó vẫn mang khả năng chống bụi, chống ẩm. Khoảng cách lấy nét tối thiểu chỉ 24cm, kết hợp với tiêu cự 45mm giúp nó trở thành một ống kính tiện lợi để chụp khi đi bộ.
Ảnh chụp từ Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary:
Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào cuối tháng 7 năm 2019 với giá 550 USD.
Đây có lẽ chỉ là khởi đầu cho hệ thống ống kính mirrorless full frame. Như Sigma viết trong thông cáo báo chí của họ:
Khi máy ảnh full frame ngàm E của Sony tiếp tục chiếm thị phần, máy ảnh ngàm L của Panasonic tạo cơn sốt và máy ảnh "bỏ túi" Sigma fp được tung ra vào mùa thu này, có rất nhiều lý do để phát triển ống kính hiệu suất cao, giá cả phải chăng dành cho máy ảnh mirrorless full frame.
Tuy chưa có xác nhận chính thức từ hãng, nhưng đã có tin đồn rằng các ống kính trên cũng sẽ sớm có các phiên bản cho ngàm Canon RF và Nikon Z.
Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art
Ống kính Art đầu tiên trong số hai ống kính được thiết kế dành riêng cho máy ảnh mirrorless full frame (các ống kính trước đó thiết kế lại từ phiên bản dành cho DSLR), Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art là ống kính góc siêu rộng phù hợp chụp ảnh kỷ yếu.
Được cấu tạo với 11 lá khẩu tròn, cấu trúc quang học gồm 18 thấu kính trong 13 nhóm, bao gồm một thấu kính FLD, năm thấu kính SLD và ba thấu kính phi cầu để khử quang sai, giảm méo ảnh. Ống kính hứa hẹn mang lại "độ phân giải đáng kinh ngạc".
14-24mm F2.8 có lớp phủ Nano Porous (NPC) giúp giảm hiện tượng lóa và có độ tương phản tốt ngay cả trong điều kiện ngược sáng nặng. Thiết kế chống bụi, chống ẩm, filter gắn sau có khóa chống rơi.
Ảnh chụp từ Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art:
Sigma 14-24mm F2.8 DG DN Art sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào đầu tháng 8 năm 2019 với giá 1.400 USD.
Sigma 35mm F1.2 DG DN Art
Ống kính Art thứ hai là Sigma 35mm F1.2 DG DN có khẩu độ cực lớn, F1.2 đầu tiên của Sigma và cũng là ống kính khẩu F1.2 đầu tiên cho hệ thống full frame ngàm E cũng như ngàm L.
35mm F1.2 Art có cấu trúc quang học 17 thấu kính trong 12 nhóm, bao gồm ba thấu kính SLD và ba thấu kính phi cầu, trong đó có một thấu kính phi cầu hai mặt. Giống như 14-24mm, ống kính này hứa hẹn độ phân giải rất cao mà theo tuyên bố của Sigma có thể phù hợp với những máy ảnh trên 50MP. Và nó cũng được trang bị 11 lá khẩu tròn.
Ngoài ra, ống kính sử dụng động cơ Hyper Sonic Motor (HSM) lớn và hệ thống lấy nét dây để điều khiển chính xác khi lấy nét tay.
Ảnh chụp từ Sigma 35mm F1.2 DG DN Art:
Sigma 35mm F1.2 DG DN Art sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào cuối tháng 7 năm 2019 với giá 1.500 USD.
Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary
Ống kính cuối cùng trong buổi giới thiệu này là Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary, nó có giá thấp nhất vì không thuộc dòng Art hiệu suất cao. Được thiết kế để trở thành một ống kính hợp lý trong dòng mirrorless full frame mới, cân bằng về kích thước và hiệu suất, trong một thiết kế retro với vòng xoay kiểu cổ điển.
45mm F2.8 có 7 lá khẩu, cấu trúc quang học gồm 8 thấu kính trong 7 nhóm. Không có các thấu kính đặc biệt nào, nhưng nó vẫn mang khả năng chống bụi, chống ẩm. Khoảng cách lấy nét tối thiểu chỉ 24cm, kết hợp với tiêu cự 45mm giúp nó trở thành một ống kính tiện lợi để chụp khi đi bộ.
Ảnh chụp từ Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary:
Sigma 45mm F2.8 DG DN Contemporary sẽ có hai phiên bản cho ngàm L và ngàm E, được bán vào cuối tháng 7 năm 2019 với giá 550 USD.
Đây có lẽ chỉ là khởi đầu cho hệ thống ống kính mirrorless full frame. Như Sigma viết trong thông cáo báo chí của họ:
Chúng tôi sẽ phát triển các ống kính với thông số kỹ thuật và hiệu suất chưa từng có bằng các thiết kế được hưởng lợi từ mặt bích ngắn của máy ảnh mirrorless, trong khi vẫn giữ các khái niệm về "Contemporary", "Art", và "Sports".
Khi máy ảnh full frame ngàm E của Sony tiếp tục chiếm thị phần, máy ảnh ngàm L của Panasonic tạo cơn sốt và máy ảnh "bỏ túi" Sigma fp được tung ra vào mùa thu này, có rất nhiều lý do để phát triển ống kính hiệu suất cao, giá cả phải chăng dành cho máy ảnh mirrorless full frame.
Tuy chưa có xác nhận chính thức từ hãng, nhưng đã có tin đồn rằng các ống kính trên cũng sẽ sớm có các phiên bản cho ngàm Canon RF và Nikon Z.