Đặt chủ thể ngay tại trung tâm khung hình không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất. Lý do đơn giản là ai cũng làm như vậy nên bức ảnh sẽ trở nên khá nhàm chán và có thể trông không được thoải mái lắm. Thay vì bước theo lối mòn, bạn hãy thử đặt chủ thể hơi lệch tâm một chút. Điều này giúp dẫn dắt góc nhìn của người xem và khiến chủ thể trông bớt cứng nhắc đi.Khái niệm trên là yếu tố đứng sau một trong những quy tắc quan trọng nhất của nhiếp ảnh: quy tắc một phần ba.
Để hiểu thế nào là quy tắc một phần ba, hãy tưởng tượng khung hình là một tấm lưới như bàn cờ ca-rô, bị chia nhỏ thành 9 hình chữ nhật bằng nhau. Khi những thành phần chủ đạo của bức ảnh rơi vào các đường kẻ hoặc giao điểm, bố cục của bức hình trông sẽ tự nhiên hơn rất nhiều. Sau đây là những điều cần nhớ kỹ:
Điểm lý tưởng
Khi chụp ảnh chân dung, hãy đặt chủ thể dọc theo một trong những giao điểm của các cạnh. Với ảnh phong cảnh, đường chân trời là đường ngang rõ nhất, vì vậy hãy thử đặt nó ở vị trí cao hoặc thấp - không để ở chính giữa!"Giao tiếp" bằng mắt
Cái nhìn trực diện vào ống kính của chủ thể, dù là con người hay động vật, đều có tác dụng làm bức hình trở nên ấn tượng. Nhưng một bức ảnh chân dung đẹp có thể để từ việc đôi mắt nhìn đi một hướng khác, đặc biệt nếu chủ thể đang nhìn về phía nguồn sáng.Khoảng trống
Nếu có quá nhiều không gian trống trong khung hình, hãy cân nhắc việc thêm thắt chi tiết hoặc cứ để nguyên như vậy. Khoảng trống đôi khi cũng khiến mắt người xem hài lòng.Lưu ý:
Mọi quy tắc đều có thể bị phá bỏ và sáng tạo cũng vậy. Quy tắc một phần ba đơn thuần giúp chúng ta hiểu được cách sắp đặt bố cục sao cho hấp dẫn nhất theo lẽ thông thường. Nhưng đừng ngại vượt ra ngoài quy tắc và thực hiện tác phẩm theo cách của mình!